Hạt lanh và lợi ích tuyệt vời của nó mang lại.
Thuỷ Tiên
Th 3 30/05/2023
Hạt lanh cái tên quá xa lạ đối với ẩm thực Việt Nam, nhưng lại là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Vậy hạt lanh là gì? Có nguồn gốc từ đâu và mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe. Mời các bạn theo dõi bài viết này cùng Phước Thành để có câu trả lời chính xác nhé!
Hạt lanh và nguồn gốc của hạt lanh?
Hạt lanh (Linum usitatissimum) hay còn biết đến với cái tên flaxseed là một loại hạt nhỏ có dầu và có nguồn gốc từ Trung Đông từ hàng ngàn năm trước. Hạt lanh hơi lớn hơn hạt mè, có vỏ cứng trơn và sáng, màu sắc từ vàng sẫm đến nâu đỏ tùy thuộc cây lanh đó giống vàng hay nâu. Mọi bộ phận của cây lanh đều có ích đối với con người. Sợi lanh được sử dụng để dệt vải lanh và bện dây thừng. Hạt lanh còn là nguyên liệu để ép dầu lanh.
Ngày nay, hạt lanh thường có sẵn ở dạng hạt, dầu, bột, viên nén, viên nang và bột mì. Mọi người sử dụng nó như một chất bổ sung ở chế độ ăn uống để ngăn ngừa táo bón, tiểu đường, cholesrerol cao, bệnh tim, ung thư và một số bệnh khác.
Hạt lanh chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nguồn: Sưu tầm
Thành phần dinh dưỡng có trong hạt lanh
Hạt lanh và dầu hạt lanh được khuyến khích sử dụng vì đặc tính ít carb và lượng axit béo thiết yếu cao.
Trong hai thìa hạt lanh xay, ngoài cung cấp chất xơ, chung còn chứa một số dinh dưỡng khác bao gồm:
3,6g chất béo omega - 3
75 calo
2,6 gam protein
4 gram carbohydrate
6 gam chất béo.
4g chất xơ (16% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày)
100 milligram (mg) phốt pho
60 mg magiê (14,28% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày)
120 mg kali (2,55% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày)
Hạt lanh chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Nguồn: Sưu tầm
Lợi ích sức khỏe của của hạt lanh
- Lượng chất xơ cao: Một trong những lợi ích phi thường nhất của hạt lanh là chúng chứa hàm lượng cao sợi xơ dạng gel tan trong nước và có những lợi ích đáng kinh ngạc trên đường ruột, có thể giữ thức ăn trong dạ dày không dồn quá nhanh chóng vào ruột non, để có thể làm tăng sự hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng. Ngoài ra, lanh có cả chất xơ hòa tan và không hòa tan có thể hỗ trợ giải độc ruột, mất chất béo và làm giảm cảm giác thèm ăn.
Hạt lanh chứa lượng chất xơ dồi dào. Nguồn: Sưu tầm
- Hỗ trợ da và tóc: Các chất béo ALA trong hạt lanh có lợi cho da và tóc bằng cách cung cấp chất béo thiết yếu cũng như vitamin B có thể giúp giảm khô da và tóc. Nó cũng có thể cải thiện các triệu chứng của mụn trứng cá, trứng cá đỏ và eczema.
Hạt lanh giúp làm đẹp da và tóc. Nguồn: Sưu tầm
- Hỗ trợ giảm cân: Theo nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng có trong hạt lanh giúp hỗ trợ tình trạng béo phì và giảm cân hiệu quả.
Hỗ trợ giảm cân hoàn hảo từ hạt lanh. Nguồn: Sưu tầm
- Chứa nhiều chất chống oxy hóa, cải thiện mức cholesterol : Một nghiên cứu ở những người bị cholesterol cao được tiêu thụ 30g bột hạt lanh mỗi ngày. Sau 3 tháng, kết quả cho thấy giảm cholesterol tổng thể xuống 17% và giảm cholesterol xấu LDL xuống gần 20%. Hạt lanh cũng có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa. Lignans là polyphenol liên quan sợi xơ với lợi ích chống oxy hóa cho việc chống lão hóa, cân bằng nội tiết tố và sức khỏe tế bào.
- Tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa: Các ALA trong hạt lanh có thể giúp bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa và duy trì sức khỏe tiêu hóa.
Hạt lanh tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn. Nguồn: Sưu tầm
- Phòng, chống ung thư: Lợi ích hạt lanh đã được chứng minh có tác dụng chống lại ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và ung thư đại tràng.
- Cung cấp nhiều axit béo omega 3: Lợi ích sức khỏe của axit béo omega-3 thì không phải bàn. Hạt lanh có hàm lượng cao axit béo Omega-3, do đó quá tốt cho sức khỏe tổng thể.
Hạt lanh cung cấp nhiều chất béo tốt cho cơ thể. Nguồn: Sưu tầm
- Tốt cho phụ nữ mãn kinh: Các lignan trong hạt lanh đã được chứng minh là có lợi ích cho phụ nữ mãn kinh. Nó có thể được sử dụng như là một thay thế cho liệu pháp thay thế hormone vì lignans có tính chất của estrogen. Các tính chất này cũng có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương.
Cách dùng hạt lanh
- Sử dụng trực tiếp hạt lanh đã được rang chín vào các món smoothie hoặc sinh tố ưa thích.
- Cho hạt lanh vào các loại salad, súp, cháo...
- Có thể xay mịn hạt lanh thành dạng bột dể pha với nước lọc uống mỗi ngày.
- Thêm bột hạt sinh vào sữa, nước ép hoa quả để bổ sung được đủ chất.
- Có thể trộn bột hạt lanh vào các nguyên liệu trong các món bánh.
Lưu ý khi sử dụng hạt lanh
Mặc dù hạt lanh rất tốt cho sức khỏe, việc lạm dụng chúng sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn như đau bụng, buồn nôn, khó tiêu hoặc táo bón.. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng hạt lanh như:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng hạt lanh
- Hạt lanh không sử dụng cho những đối tượng có tiền sử bệnh về đường ruột
- Người bị rối loạn co giật
- Những người uống thuốc làm loãng máu, đường máu, steroid tại chỗ, chống viêm và giảm cholesterol thuốc nên tránh ăn hạt lanh.
Hãy theo dõi Hạt Dưa Phước Thành để có thêm kiến thức, những công dụng tuyệt vời của những loại thực phẩm dinh dưỡng trong đời sống thường ngày bạn nhé.
Nguồn: Sưu tầm và chỉnh sửa bởi Hạt Dưa Phước Thành