Giá trị dinh dưỡng của ớt chuông

Thuỷ Tiên
Th 3 25/07/2023

Ớt chuông có họ với ớt, cà chua ..., tất cả đều có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Ớt chuông còn được gọi ớt ngọt, có thể được ăn sống hoặc nấu chín. Trong ớt chuông chứa ít calo và đặc biệt giàu vitamin C cùng với các chất chống oxy hóa khác, đây là một chất bổ sung tuyệt vời cho một chế độ ăn lành mạnh và hợp lý.

Giá trị dinh dưỡng trong ớt chuông.

Các chất dinh dưỡng chính được chứa trong 100 gram ớt chuông đỏ, thô bao gồm:

  • Lượng calo: 31
  • Nước: 92%
  • Chất đạm: 1 gram
  • Carbs: 6 gram
  • Đường: 4,2 gam
  • Chất xơ: 2,1 gam
  • Chất béo: 0,3 gam

Ớt chuông có thành phần chủ yếu chất bột đường- carbs, trong 100 gram ớt chuông thì chứa 6 gram carbs. Carbs trong ớt chuông có thành phần chủ yếu bao gồm đường, chẳng hạn như glucose và fructose, đây cũng chính là lý do khi chúng ta ăn ớt chuông sẽ thấy vị ngọt.Ngoài ra, thành phần của ớt chuông cũng chứa hàm lượng chất xơ phong phú chiếm khoảng 2% trọng lượng tươi, rất tốt cho sức khỏe.

Trong ớt chuông rất giàu vitamin C chỉ với một quả ớt chuông cung cấp tới 169% RDI. Các vitamin và khoáng chất khác được chứa trong ớt chuông bao gồm: Vitamin K1, vitamin E, vitamin A, folate và kali.

Ớt chuông có thành phần dinh dưỡng chứa nhiều chất chống oxy hóa lành mạnh, bao gồm: Capsanthin, violaxanthin, lutein, quercetin và luteolin. Các hợp chất thực vật có chứa trong ớt chuông có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe. Hơn nữa, ớt chuông lại rất giàu các hợp chất chống oxy hóa khác nhau; đặc biệt carotenoid, có nhiều trong quả ớt chín. 

Lợi ích sức khỏe mà ớt chuông mang lại cho con người

  • Tác dụng với mắt:  Lutein và zeaxanthin carotenoid được tìm thấy với số lượng tương đối cao trong ớt chuông. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm giàu các carotenoid này có thể giảm nguy cơ mắc cả bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Do đó, bổ sung thêm ớt chuông vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm nguy cơ suy giảm thị lực.

  • Phòng chống thiếu máu: Ớt chuông đỏ không chỉ được xem như một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào mà thành phần ớt chuông đỏ còn đặc biệt giàu vitamin C, giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt từ ruột của bạn.Trong một quả ớt chuông đỏ cỡ trung bình có thể chứa 169% RDI cho vitamin C. Chính nhờ hàm lượng vitamin C trong ớt chuông giúp cho sự hấp thụ sắt trong chế độ ăn uống tăng lên đáng kể. Vì vậy, ăn ớt chuông sống cùng với thực phẩm giàu chất sắt chẳng hạn như: Thịt hoặc rau bina, có thể giúp tăng lượng sắt dự trữ trong cơ thể, giảm nguy cơ thiếu máu.

Tác dụng phụ của ớt chuông

Ớt chuông mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và có khả năng dung nạp tốt, nhưng một số người có thể bị dị ứng với ớt chuông. Do đó, mặc dù dị ứng thực phẩm do sử dụng ớt chuông rất hiếm khi xảy ra, nhưng với một số trường hợp có tiền sử dị ứng có thể xảy ra.

Thêm vào đó, một số người bị dị ứng phấn hoa cũng có thể nhạy cảm với thành phần của ớt chuông do phản ứng chéo dị ứng. Phản ứng chéo gây nên tình trạng dị ứng có thể xảy ra giữa một số loại thực phẩm vì chúng có thể chứa các chất gây dị ứng giống nhau hoặc chất gây dị ứng tương tự về cấu trúc hóa học.

Hãy theo dõi Hạt Dưa Phước Thành để có thêm kiến thức, những công dụng tuyệt vời của những loại thực phẩm dinh dưỡng trong đời sống thường ngày bạn nhé.

Nguồn: Sưu tầm và chỉnh sửa bởi Hạt Dưa Phước Thành