Thế nào là bổ sung canxi đúng cách.

Thuỷ Tiên
Th 4 29/03/2023

Canxi là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, cung cấp đủ canxi giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển chiều cao. Việc bổ sung canxi phụ thuộc vào nhu cầu của từng độ tuổi và bảo đảm được bổ sung kèm lượng vitamin D cần thiết thì cơ thể mới hấp thu tốt chất này. Vậy chúng ta nên bổ sung canxi như thế nào là hợp lí? Mời các bạn theo dõi bài viest này cùng Phước Thành để có câu trả lời chính xác nhé!

Canxi là gì?

Canxi là một loại khoáng chất quan trọng trong cơ thể người, chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể người, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Canxi kết hợp với photpho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe.

Các dạng tồn tại của canxi trong cơ thể

Trong cơ thể, canxi tồn tại thành hai dạng:

  • Canxi trong xương

Canxi trong xương: Xương cấu tạo bởi các thành phần hoá học bao gồm: 25% nước, 20% protein, 5% lipit, một lượng nhỏ glycosaminoglycan và khoảng 50% là chất khoáng, trong đó hầu hết chất khoáng là muối canxi.

  • Canxi ngoài xương

Lượng canxi ngoài xương (có trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm) ở người bình thường không quá 10g. Canxi ngoài xương cần thiết cho các hoạt động thần kinh cơ và quá trình đông máu.

Tác dụng của canxi đối với cơ thể.

Canxi là một khoáng chất giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Cụ thể như:

Đối với hệ thần kinh: ION canxi có vai trò trong việc dẫn truyền thần kinh. Thiếu chúng thì các hoạt động dẫn truyền thần kinh bị ức chế, đình trệ.

Hệ miễn dịch: Canxi có nhiệm vụ “sĩ quan chỉ huy” của quá trình phản ứng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, phát hiện sớm các tác nhân gây bệnh.

Hệ hô hấp: Canxi bảo vệ đường hô hấp nhờ khả năng tăng chuyển động của hàng tế bào lông giúp đẩy bụi và dị vật ra ngoài khỏi đường hô hấp.

Các tác dụng khác: Canxi tham gia vào quá trình đông máu, làm giảm máu thấm ra ngoài mạch. Đồng thời, bổ trợ với các chứng xuất huyết và các bệnh dị ứng.

  • Đặc biệt đối với người lớn, canxi có vai trò

Giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương, giảm đau nhức và khó khăn trong vận động, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương.

Tốt cho tim mạch: Nếu cơ thể thiếu canxi kéo dài,  cơ tim sẽ co bóp yếu, khiến cơ thể dễ mệt và hay vã mồ hôi.

Tốt cho hệ thần kinh: Khi cơ thể thiếu canxi dễ bị suy nhược thần kinh, trí nhớ kém, tinh thần không ổn định, đau đầu,…

  • Và đối với trẻ, canxi cũng có vai trò vô cùng quan trọng

Giúp trẻ cao lớn, tăng cường đề kháng, khả năng miễn dịch, tiêu diệt  vi khuẩn có hại  gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Với những trẻ thiếu canxi, trẻ sẽ chậm lớn, xương nhỏ và yếu, dễ dẫn đến còi xương. Răng không chắc khỏe , dễ sâu và răng mọc không đều.

Canxi cũng rất cần thiết với hệ thần kinh của trẻ em, những trẻ bị thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, hay giật mình, nổi cáu.

Hậu quả như thế nào nếu cơ thể thừa hoặc thiếu canxi.

Canxi có nhiều tác dụng đối với cơ thể như vậy, chắc hẳn khi thiếu sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan. Tuy nhiên, nhiều đề tài nghiên cứu đã chứng minh rằng: thừa canxi cũng gây hại không kém.

  • Thiếu canxi

Khi cơ thể thiếu canxi sẽ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết. Đó là:

Bị chuột rút: Đây là một trong những triệu chứng thường thấy đầu tiên khi cơ thể thiếu canxi. Ngoài ra, những cảm giác đau nhức tại cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay, nách là một dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.

Răng vàng hơn: Cấu trúc xương và răng chịu nhiều ảnh hưởng của canxi. Do vậy, khi xuất hiện dấu hiệu này, chị em cần rà soát lượng canxi trong chế độ ăn, kiểm tra mật độ khoáng trong xương vì đây là một trong những dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt canxi.

Chóng mặt, tê nhức hoặc đau xương: Canxi có trong máu, bởi thế mà khi cơ thể thiếu canxi, đường huyết bị giảm xuống, ngồi lâu một chỗ sẽ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Cảm giác đó sẽ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại bình thường.

Các vấn đề về đại tràng: Polyp đại tràng có nhiều tác nhân hình thành, trong đó không đầy đủ canxi cũng là một nguyên nhân khiến gia tăng khả năng xuất hiện tình trạng này. Bởi thế, xây dựng một chế độ ăn giàu canxi có thể mang lại lợi ích phòng ngừa ung thư đường ruột.

Móng yếu, dễ gãy: Móng tay, móng chân cần có đủ canxi để mọc dài và không bị giòn, gãy. Vậy nên, khi móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của sự thiếu canxi trong cơ thể.

Các vấn về thần kinh: Canxi kết hợp với magiê và Vitamin D trong cơ thể có tác dụng điều chỉnh các xung điện, từ đó giảm thiểu các cơn co giật cơ và co thắt. Do vậy, khi canxi trong cơ thể thấp hơn mức bình thường có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

Bệnh loãng xương: Tiêu xương, mất xương, loãng xương là triệu chứng đáng chú ý nhất khi thiếu hụt canxi. Các tình trạng này cần được theo dõi và đánh giá thường xuyên, đo mật độ xương,  kiểm tra nồng độ canxi trong máu một cách định kỳ.

Mất ngủ: Mất ngủ cũng là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Trong nhiều trường hợp, không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ khiến cơ thể bị mất ngủ. Hoặc một số trường hợp khác thì người thiếu canxi vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, tỉnh dậy thấy mệt mỏi.

  • Thừa canxi

Bất kỳ chất dinh dưỡng nào dư thừa cũng đều gây ra những bất lợi cho cơ thể và canxi cũng không là ngoại lệ.

Sỏi thận: Thừa canxi gây quá tải cho thận. Nếu tiếp tục bổ sung quá nhu cầu cơ thể trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận. Bệnh tình càng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Cường tuyến giáp: Các tuyến cận giáp có nhiệm vụ kiểm soát lượng canxi và phospho trong cơ thể. Khi cơ thể sản xuất hormon tuyến cận giáp với số lượng lớn sẽ làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp, đây là một tác dụng phụ do dư thừa canxi.

Bệnh tim mạch: Canxi có trong máu vì vậy dùng canxi liều cao sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi tại đây gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim. Hơn nữa, do lượng canxi lớn sẽ giải phóng nhiều hormon khác nhau gây ra những cơn đau tim, ảnh hưởng đến sự phát triển của tim mạch.

Buồn nôn và mệt mỏi: Dư thừa canxi khiến cơ thể rơi vào trạng thái không tỉnh táo, mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn, khát nước, đi tiểu nhiều lần.

Giảm hấp thu chất dinh dưỡng: Trong trường hợp cơ thể phải hấp thu một lượng lớn canxi sẽ làm giảm việc hấp thu chất dinh dưỡng khác như sắt, kẽm khiến cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Hệ quả là cơ thể sẽ không có đủ sức lực để vận động, huyết áp thấp, nhịp tim không đều.

Rối loạn tiêu hóa: Cung cấp canxi quá nhu cầu cơ thể khiến ăn không ngon miệng, đau bụng, tiêu chảy hoặc bị táo bón.

Sử dụng canxi như thế nào là đúng cách.?

Thừa hay thiếu canxi đều nguy hiểm, do vậy chị em khi bổ sung canxi cần nắm rõ làm thế nào để uống canxi đúng cách.

Nên uống vào lúc nào?

Tốt nhất nên uốn canxi vào buổi sáng, bởi sau khi canxi được đưa vào cơ thể cần có sự vận động để canxi được chuyển hóa vào đich đến cuối cùng là khung xương.

Uống bao nhiêu là đủ?

Với mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có mức độ cần thiết bổ sung lượng canxi mỗi ngày là khác nhau. Theo tổ chức Y tế thế giớ WHO, lượng canxi cần thiết mỗi ngày 1 người đó là:

Trẻ em 0-1 tuổi: 400mg – 600mg /ngày.

Trẻ em 1-10 tuổi: 800mg /ngày.

Người lớn 11- 24 tuổi:  1200mg /ngày.

Người lớn 24 – 50 tuổi: 800mg – 1000mg /ngày.

Phụ nữ có thai và cho con bú, người cao tuổi: 1200 mg – 1500 mg /ngày.

Bổ sung canxi cho phụ nữ trên 50 tuổi

Ở phụ nữ ngoài 50 tuổi, mức độ hấp thu các dưỡng chất, trong đó có canxi càng ngày suy giảm. Vì thế, lượng Canxi cần phải bổ sung hằng ngày cho phụ nữ ngoài 50 tuổi (theo khuyến cáo của bác sĩ)  là 1000mg đến 1500mg để phòng ngừa dấu hiệu loãng xương.

Bổ sung canxi cho bà bầu và những điều đặc biệt cần lưu ý.

Ở phụ nữ mang thai, canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Trong suốt quá trình mang thai, lượng canxi mà mẹ bầu cần được bổ sung tăng dần lên theo từng tháng. Cụ thể đó là:

  • 3 tháng đầu, nhu cầu canxi khoảng 800mg/ngày.
  • Giai đoạn 3 tháng giữa, nhu cầu khoảng 1.000mg/ngày.
  • 3 tháng cuối thai kỳ lượng canxi cần thiết tăng lên đến 1.500mg/ngày

Lượng canxi đầy đủ của người mẹ trong suốt thời gian mang thai sẽ có những lợi ích như: Đảm bảo sự phát triển xương của trẻ thông qua nguồn canxi tích trữ từ cơ thể mẹ. Tăng cường tiết sữa đối với phụ nữ có thai sau sinh.

Tuy nhiên cầ chú ý khi bổ sung canxi cho mẹ bầu:Canxi có cả trong thức ăn. Do đó cần bổ sung thêm canxi nhưng phải tính toán liều lượng, không bổ sung quá 2.500mg/ngày để tránh quá liều, gây tăng canxi máu.Khi bà bầu cần bổ sung canxi bằng những viên uống, thuốc cần tham kháo ý kiến bác sĩ.Thường khi bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định kèm theo uống cùng vitamin D để tăng khả năng hấp thụ.Nếu bổ sung sắt và canxi cũng lúc. Cần sử dụng 2 chất dinh dưỡng này cách nhau vài giờ thay vì đồng thời.Hạn chế uống canxi và bổ sung các thực phẩm như chocolate, trà, ca cao. Bởi vì sẽ làm giảm hấp thu canxi.

Hãy theo dõi Hạt Dưa Phước Thành để có thêm kiến thức, những công dụng tuyệt vời của những loại thực phẩm dinh dưỡng trong đời sống thường ngày bạn nhé.

Nguồn: Sưu tầm và chỉnh sửa bởi Hạt Dưa Phước Thành